Wifi Mesh, có tên gọi khác là Wifi Whole Home, là hệ thống bao gồm có một bộ định tuyến chính được kết nối trực tiếp với modem và nhiều các mô - đun vệ tinh khác, hoặc các điểm phát sóng wifi, được đặt xung quanh khu vực nhà bạn.
Những thiết bị phát sóng wifi này đều thuộc kiểu mạng không dây, có chung SSID và mật khẩu, khác với bộ định tuyến wifi truyền thống.
Mạng lưới Wifi Mesh sở hữu nhiều ưu điểm sau:
Các điểm truy cập của wifi kiểu truyền thống thường được kết nối với Internet để phát tín hiệu. Do đó, với quy mô lớn thì lượng cáp Ethernet nhiều, nên cần được che (làm ẩn) trong trần hoặc tường nhà cũng như xuất hiện dây cáp mọi nơi trong khu vực công cộng.
Tuy nhiên, mạng lưới Wifi Mesh thì lại khác, chỉ cần một điểm phát sóng được kết nối dây trực tiếp với thiết bị mạng (như modem Internet DSL). Sau đó, tín hiệu của điểm phát sóng này sẽ được kết nối với các thiết bị mạng không dây khác với các điểm phát sóng lân cận.
Càng nhiều điểm phát sóng, kết nối mạng càng rộng sẽ tạo nên “đám mây kết nối” không dây để phục vụ cho việc cung cấp Internet dùng cho cả một văn phòng, thậm chí là trong một thành phố lớn có hàng triệu người.
Hệ thống WiFi Mesh có thể thay thế cho bộ kích sóng wifi mà bạn đang dùng hiện tại. Nếu bộ kích sóng wifi chỉ đơn giản là làm tăng tín hiệu mạng của bộ định tuyến, thì Wifi Mesh lại trở thành hệ thống mạng lưới hoàn toàn mới, có nhiều ưu điểm hơn so với bộ kích sóng.
Ngoài ra, nếu bạn cần quản lý mạng Wifi Mesh, bạn có thể thực hiện điều đó thông qua một ứng dụng được cài trên điện thoại thông minh rất đơn giản, thay vì phải thông qua trang quản trị phức tạp của bộ định tuyến. Nó giúp cho việc thay đổi cài đặt được thực hiện dễ dàng hơn và có thể kiểm soát tòan bộ mạng lưới kết nối trong khu vực.
Mạng lưới Mesh còn cho phép nhiều thiết bị định tuyến liên kết với nhau theo trình tự bất kì để tạo nên vùng phủ sóng tốt nhất cho tất cả các thiết bị điện tử được kết nối. Trong khi, bộ kích sóng wifi truyền thống chỉ có thể kết nối với bộ định tuyến chính, đồng nghĩa khi bạn thiết lập nhiều bộ kích sóng wifi thì chúng không thể kết nối được với nhau.
Ví dụ: Nếu bạn thiết lập mạng lưới Mesh thứ nhất và thứ hai trong nhà, bạn không phải lo lắng về việc thiết lập thêm mạng lưới thứ ba gần đơn vị thứ nhất, vì hệ thống sẽ tự nhận được tín hiệu từ mạng lưới thứ hai, cho phép bạn tạo nên vùng phủ sóng wifi rộng.
Hơn nữa, nếu bạn đã mở ứng dụng phân tích Wi-Fi, bạn sẽ nhận thấy rằng Wifi Mesh đang thực sự truyền các mạng wifi riêng biệt, mỗi mạng lưới cho mỗi đơn vị mà bạn đã thiết lập. So với bộ mở rộng sóng wifi truyền thống, thì bạn cần phải thao tác bằng tay để chuyển đổi giữa các mạng lưới (như giữa mạng và Network_EXT).
Nói vậy, không có nghĩa Wifi Mesh hoạt động mạng lưới riêng lẻ mà nó vẫn duy trì hoạt động như mạng lưới rộng duy nhất, để các thiết bị của bạn sẽ tự động chuyển đổi giữa các đơn vị mạng lưới với nhau.
Ví dụ, với một số bộ kích sóng wifi (như D-Link DAP-1520) có thể mở rộng vùng phủ sóng và cải thiện tốc độ wifi, nhưng chúng vẫn có một nhược điểm lớn là: chúng vẫn cần sử dụng wifi để kết nối với bộ định tuyến và thiết bị điện tử của bạn, nên gây thêm quá tải cho bộ kích sóng, làm cho tốc độ truyền tải mạng bị chậm lại.
Thế nhưng, với mạng lưới Mesh như Eero gồm có nhiều vô tuyến trong mỗi đơn vị (mạng lưới). Mỗi vô tuyến có thể tự động kết nối với các đơn vị mạng lưới khác, và còn có một số vô tuyến lại có thể kết nối với thiết bị của bạn, để đảm bảo tín hiệu luôn được truyền tải, tránh bị tắc nghẽn.
Vì vậy, bạn không chỉ nhận được tín hiệu wifi tốt mà còn có được tốc độ wifi nhanh trong khu vực mà không bị suy giảm tín hiệu.